Lý do chia sẻ về tranh tứ linh
Tương truyền rằng, mỗi tứ linh tượng trưng cho 1 phương, 1 mùa, 1 yếu tố trong Ngũ hành. Do ngày xưa ghiền phim “Chuyện nàng Tinh Vệ lấp biển” trên VTV3 năm 2006 nên phải viết về tranh tứ linh này.
Tứ thánh thú, tứ tượng hay tứ linh là một quan niệm trong thiên văn, triết học và phong thủy của Trung Quốc, đại diện cho 28 chòm sao nhỏ trên bầu trời, chia thành 4 phương, mỗi thánh thú sẽ cai quản một phương trời gồm 7 chòm sao.
Bạn đang mang điềm lành hay cái hạn đến cho gia đình?
Bạch Hổ ~ gió của Phương Tây
Còn được gọi là Bai Hu, trong văn hóa Trung Hoa (cái hay của văn hóa Trung Hoa là thần thoại khá hay, và truyền thống về phong thủy thì khỏi bàn, nên cứ nhắc đến truyền thuyết thì không thể bỏ qua lịch sử tuyệt vời diễm lệ của Trung Hoa) Bạch Hổ tượng trưng cho gió, màu trắng, hành kim của phương Tây và tương ứng với mùa thu. Hổ đem đến công danh, tài lộc, uy quyền và bổ trợ bản mệnh người tuổi dần.
Chuyện thì hay, nhưng về phong thủy, Bạch Hổ rất kén chọn gia chủ, thường gây bất lợi cho cả cha mẹ, con cái và cả hôn nhân, sự nghiệp.
Treo tranh Hổ trong bộ tranh tứ linh là cả một nghệ thuật đòi hỏi bạn phải chú ý nếu không thì chưa thấy sinh lợi mà đã sinh hạn cho gia đình. Thậm chí với những người tuổi hổ, bạn cũng không nên chọn Linh thú này để treo nếu chưa biết đến những điều hạn chế của nó (không phải theo kiểu ăn gì thì tốt cái nấy).
Chu Tước ~ Lửa của Phương Nam
Nói về Hổ, ai cũng tưởng tượng ra, nói về Chu tước, cần một tí giải thích, thời cổ gọi là Chu điểu, dáng giống chim sẻ, có màu đỏ, giống cái, na ná Phụng Hoàng, hành Hỏa của phương Nam và tượng trưng cho mùa Hạ. Dù theo phương tây, Chu Tước hay còn có tên khác là Zhu Que và Phụng hoàng là một nhưng theo phương đông, hai linh thú này hoàn toàn khác nhau.
Có nhiều nguồn gốc khác nhau khi bàn về Chu Tước hay Phụng Hoàng, và dù phân biệt không rõ ràng, nhưng 2 Linh thú này vẫn có điểm chung, xuất hiện ở Trung Quốc, Nhật, Nga, Ai Cập và Mỹ thời Thổ Dân da đỏ với nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều có màu đỏ và tượng trưng cho mặt trời.
Tranh Chu Tước trong bộ tranh tứ linh tượng trưng cho đam mê bất tử, sự tự chữa lành, đức hạnh và duyên dáng, thịnh vượng và nguồn cảm hứng mãnh liệt. Tranh Chu Tước cũng đại diện cho sự chung thủy, lòng trung thành, chính trực, may mắn và công lý dành tặng cho những người thật sự ý nghĩa với mình, chúc phúc cho hôn nhân họ. Hình Chu tước hay Phụng hoàng cũng được thêu vào gối dành cho cặp vợ chồng trẻ ngày xưa cũng vì vậy.
Huyền Vũ ~ Nước của Phương Bắc
Còn được gọi là Xuan Wu, Là linh vật có đại diện con rắn quấn quanh con rùa, màu đen, là hành thủy của phương Bắc, tượng trưng cho mùa đông lạnh giá. Một linh vật rất cổ của Trung Hoa, tổ phụ là Phục Hi, tổ mẫu là Nữ Oa.
Linh vật tương tự gần nhất trong lịch sử Việt Nam là thần Kim Quy thời An Dương Vương, vị thần giúp vua xây thành công Thành Cổ Loa vùng vũ khí thần thánh. Tranh Huyền Vũ trong bộ tranh tứ linh thể hiện sức mạnh vượt bậc, ổn định, trường thọ, trí tuệ, sự bảo bộc, luôn gặp quý nhân che chở, bảo bọc.
Nói thì nói cho biết thế thôi, ai lại treo tranh tứ linh hình rùa trong nhà, nếu treo cả bộ thì không sao, nhưng treo lẻ thường gây hiểu lầm. Quan niệm dân gian của Việt Nam thì cứ dễ cái gì dính tới rùa, thì luôn chậm chạp, thế nên tranh rùa là một lựa chọn chỉ mang tính trang trí là chủ yếu, còn về việc mang lại may mắn thì ít phổ biến hơn các loại tranh khác.
(còn tiếp)
Hãy email cho mình khi các bạn có thắc mắc gì trong lĩnh vực nghệ thuật này, mình sẽ trả lời trong vòng 24 giờ, thật đấy.
Chào Bạn Thuận,
Cảm ơn bạn đ ã chia sẻ thật nhiều kiến thức tới các thành viên,
Mong sớm nhận được thêm những bài viết từ bạn.
Thân ái,
Nguyễn Mạnh THiện
Mancuacaocap.org
This is a topic which is close to my heart…
Many thanks! Where are your contact details though?
u could contact me via my email: thuan.nt1709@gmail.com